Bài vị thờ được coi là phương tiện, là nơi các linh hồn của tiên tổ về ngự mỗi khi cúng bái, lễ lạt. Do đó, nó không chỉ đơn thuần là một vật phẩm thờ cúng biểu trưng cho tâm linh mà còn là vật tượng trưng cho lòng thương nhớ, sự hoài niệm của con cháu trong gia đình về người quá cố. Vậy bài vị là gì? Bài vị mang ý nghĩa gì trong đời sống văn hóa của người Việt? Lập bài vị thờ cần chuẩn bị những gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều gia chủ quan tâm hiện nay. Và những thắc mắc đó sẽ được Đồ Thờ Lăng Vân giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây.
Bài vị là gì? Bài vị hay còn được gọi là long vị một trong những vật phẩm đồ thờ cúng mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng, dùng để đề tên người đã khuất (tương đồng như di ảnh thờ) trên bàn thờ gia tiên. Bài vị là một cái thẻ làm bằng giấy, bằng gỗ mỏng giữa ghi họ tên chức tước, 2 bên ghi ngày tháng năm sinh, tử của người được thờ, gọi là thần chủ. Đối với những gia đình có điều kiện, người ta thường đặt bài vị thờ trong cỗ khám, hoặc cỗ ngai.
Ngày nay, bài vị một phần để tưởng nhớ người đã khuất, một phần để lưu truyền cho con cháu đời sau mã ghi nhớ công ơn của thánh thần và gia tiên vì vậy các tấm bài vị bằng gỗ bằng giấy dần bị thay thế bằng những tấm bài vị bằng đồng. Bên cạnh đó, bài vị bằng đồng với vẻ đẹp tinh xảo, giúp tôn lên sự trang nghiêm cho không gian phòng thờ, có độ bền lâu cao và không lo mối, mọt, cong, vênh.
Bài vị thờ hiện nay được chia làm 2 loại chính là bài vị thờ gia tiên và bài vị thờ cửu huyền thất tổ.
Bài vị thờ gia tiên được dùng để ghi tên, năm sinh, năm mất của những người đã khuất trong gia đình, là vật thờ cần thiết trong những gia đình là con trưởng hoặc phòng thờ dòng họ, từ đường.
Bài vị cửu huyền thất tổ: Cửu huyền thất tổ có nghĩa là 9 đời trong thế hệ của một gia đình hay nói cách khác chính là thờ phụng tổ tiên. Vì thế thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ chính là cách thể hiện lòng kính trọng với ông bà tổ tiên các bậc tiền nhân đã sinh dưỡng, dạy dỗ, dạy cách làm ăn, dạy hành động, cử chỉ sao cho tốt đẹp, hợp đạo lý.
Theo tín ngưỡng văn hóa của người phương Đông, bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, được xem là “chốn về ngự” của gia tiên, thần linh. Người Việt ta quan niệm rằng “trần sao âm vậy”, con cháu muốn có một cuộc sống được no đủ, bình an may mắn thì bàn thờ gia tiên phải luôn đầy đủ, tươm tất, có như vậy thì bề trên mới phù hộ độ trì cho gia đình, dòng tộc hưng long thịnh vượng.
Bài vị là gì? Bài vị đặt trên bàn thờ cũng giống như linh hồn của người đã khuất. Do vậy, bài vị không chỉ là một vật biểu trưng cho tâm linh mà còn mang ý nghĩa cao quý, tượng trưng cho sự thương nhớ, hoài niệm của con cháu đối ông bà, tổ tiên tiền tổ.
Rộng từ 3cm – 4cm, cao từ 13cm – 21cm, trong lòng để viết chữ.
Một số kích thước thường đường sử dụng khi chế tác bài vị:
Rộng 17cm cung tốt (Thiêm Đinh, Tài vượng) X Cao 38cm cung tốt (Tài chí, Tiến bả)
Rộng 18cm cung tốt (Lợi Ích) X Cao 41cm cung tốt (Tiến bảo, Đinh)
Rộng 21cm cung tốt (Đại cát, Tiến bảo) X Cao 61cm cung tốt (Lợi ích, Tài lộc).
Hoặc gia chủ có thể chọn một số kích thước được khắc trên thước Lỗ Ban sao cho tỉ lệ cân đối
Nội dung trên bài vị thường được viết bằng chữ Hán Nôm từ phải qua trái, từ trên xuống dưới. Ở giữa là tên người được thờ, 2 bên là vai vế hoặc năm sinh, mất của người đó.
Hàng chính giữa ghi vai vế của người đã mất. Ví dụ như ba phải viết là hiển khảo; ông nội phải viết là tổ khảo; bà cố viết là tằng tổ tỷ; ông sơ là cao tổ khảo. Tiếp đến là tước vị (nếu có) sau đó là họ tên của người được thờ sẽ phải bao gồm tên húy hoặc tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy nếu có. Hai bên của bài vị thờ thường sẽ ghi năm sinh, mất của người quá cố.
Số chữ viết trên bài vị phải có tổng chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3, không được dư 1 hoặc dư 2 theo và cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Nếu người mất là nam thì phải vào chữ Linh, người nữ phải vào chữ Thính là được.
Trên bài vị thờ cần chú ý ghi vai vế thờ cúng của những người được thờ cúng trong nhà, dòng họ. Ví dụ Nguyễn là người chủ cúng thì gia chủ thờ cúng 4 đời bao gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời, nhưng giả dụ khi Nguyễn mất, con Nguyễn là Văn thay Nguyễn làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất, Văn còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố). Vì vậy chúng ta không nên ghi vai vế vào trong bài vị mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó.
Bài vị thờ cúng được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng trên tủ thờ, đến đời thứ 6 thì được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.
Hãy nhấc máy lên gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Đặt hàng để nhận bản thiết kế tư vấn đo đạc miễn phí.
Nghệ Nhân Nguyễn Viết Lăng
ĐỒ THỜ Lăng Vân
Tham khảo thêm đồ thờ cúng tâm linh tại đây
ĐỒ THỜ Lăng Vân
Địa chỉ: Xóm Mới, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 094.5583.444 – 0963.072.150
E-mail: dotholangvang@gmail.com
Sản phẩm có thể thay đổi được kích thước hay màu sắc không ?
Cách thức mua hàng tại cơ sở như thế nào ?
Cơ sở có bán hàng các tỉnh ở xa không ?
Nguồn gốc xuất xứ của vật liệu và sản phẩm như thế nào ?
Có thể mua hàng theo hình thức nhận hàng mới thanh toán không?