• Đỗ Linh Chi0989250xxxxxx, tháp B, chung cư Thăng Long Number One, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hanoi
  • Trần Ngọc Kỳ0827389xxxKhóm 3-Thị Trấn Tầm Vu-Châu Thành-Long An
  • Nguyễn thị bướng0397903xxxThôn triều tiên.xã bảo khê.tp hưng yên.tỉnh hưng yên
  • Thành Nguyễn0909254xxx xxx, Tầng 30 Block A Tòa nhà SunQuare, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hà Hoàng Khánh0947080xxxLô 15 căn số 04 KCC Thu Nhập Thấp, phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
  • Chị Hồng0987719xxx1b trần bội cơ, iakring, Pleiku
  • Xuân hùng0985935xxxĐ.lý phân bón xuân hùng, an lộc, T.x bình long bình
  • Nguyễn Linh0934822xxxThành phố Đồng Nai
  • Đỗ Linh Chi0989250xxxxxx, tháp B, chung cư Thăng Long Number One, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hanoi
  • Trần Ngọc Kỳ0827389xxxKhóm 3-Thị Trấn Tầm Vu-Châu Thành-Long An
  • Nguyễn thị bướng0397903xxxThôn triều tiên.xã bảo khê.tp hưng yên.tỉnh hưng yên
  • Thành Nguyễn0909254xxx xxx, Tầng 30 Block A Tòa nhà SunQuare, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hà Hoàng Khánh0947080xxxLô 15 căn số 04 KCC Thu Nhập Thấp, phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
  • Chị Hồng0987719xxx1b trần bội cơ, iakring, Pleiku
  • Xuân hùng0985935xxxĐ.lý phân bón xuân hùng, an lộc, T.x bình long bình
  • Nguyễn Linh0934822xxxThành phố Đồng Nai

Chữ viết trên bài vị gia tiên và những điều cần lưu ý

Trên bàn thờ gia tiên, bát hương, đỉnh thờ, mâm bồng, lọ hoa, đôi hạc, ngai chén là những vật phẩm thường thấy. Đặc biệt là nhà thờ Tổ, nhà thờ họ. Bên cạnh đó, bài vị cũng không thể thiếu? Chữ viết trên bài vị gia tiên ra sao, khi lập bài vị cần chuẩn bị những gì, là câu hỏi nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây Đồ Thờ Lăng Vân sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên.

1. Bài vị là gì?

Bài vị còn tên gọi khác là long vị để đề tên người đã khuất như di ảnh thờ trên bàn thờ. Bài vị thường làm bằng giấy hoặc gỗ mỏng, ở giữa ghi họ tên, hai bên là ngày tháng năm sinh, tử của thần chủ. Gia đình có điều kiện sẽ đặt bài vị trong cỗ ngai.

2. Ý nghĩa Chữ viết trên bài vị gia tiên

Trong văn hóa phương Đông, bàn thờ gia tiên trong ngôi nhà là vị trí linh thiêng nhất, “chốn về ngự” của tổ tiên. Quan niệm của người Việt “trần sao âm vậy”, bàn thờ gia tiên đầy đủ, tươm tất thì con cháu được no đủ, bình an. Bởi tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho dòng tộc cho gia đình.

Trong bàn thờ tổ tiên, bài vị chính là linh hồn người đã khuất. Vừa biểu trưng cho tâm linh, vừa mang ý nghĩa cao quý, vừa là sự thương nhớ của con cháu với gia tiên tiền tổ.

3. Nguyên tắc khi lập bài vị thờ

3.1.  Khi lập bài vị thờ cần lựa chọn kích thước bài vị

Khoảng để viết chữ rộng 3cm – 4cm, cao 13cm – 21cm. Kích thước bài vị tổng thể với cao 38cm, cung Tài chí, Tiến bả tốt X Rộng 17cm cung Thêm đinh,Tài vượng tốt;

Cao 41cm cung Tiến bảo, Đinh tốt X Rộng 18cm cung Lợi Ích tốt. Cao 61cm cung Lợi ích, Tài lộc tốt X Rộng 21cm cung Đại cát, Tiến bảo tốt. Hoặc chọn kích thước dựa trên thước Lỗ Ban, với tỉ lệ cân đối.

Số chữ viết trên bài vị là số chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 dư 3 theo cách đếm tuần tự: Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Người mất là nam phải vào chữ Linh (dư 3), còn người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.

Khi lập bài vị thờ cúng tốt nhất gia chủ nên mời các sư thầy hoặc thầy cúng để lập bài vị theo ý muốn và giữ đúng những nguyên tắc, quy định trong tâm linh thờ phụng.

3.2. Nội dung cần có trong bài vị

Chữ viết trên bài vị thường là chữ Hán Nôm theo chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua.

  • Hàng chính giữa là vai vế của người được thờ bài vị. Cha là hiển khảo; ông nội là tổ khảo. Bà cố là tằng tổ tỷ; ông sơ là cao tổ khảo. Tiếp đến là tước vị, tên: tên húy – tên chính và tên tự. Nếu là bài vị mẹ hoặc bà nên ghi theo tước vị của cha, ông, ghi họ của ông + nguyên phối (thứ thất, kế thất hay trắc thất…) phu nhân.
  • Hàng bên trái theo hướng từ trong nhìn ra, ghi ngày tháng năm sinh của người mất.
  • Hàng bên phải cũng theo hướng đó để ghi ngày tháng năm mất.
  • Cuối cùng là 3 chữ “chi Linh vị”, ghi “Thần chủ” hoặc “Linh vị”.

Bài vị được lưu giữ 5 đời kể từ người chủ cúng, đời thứ 6 sẽ đem đốt hoặc thiên di để thờ chung vào nhà thờ tộc họ.

3.3. Cách lập bài vị ông bà, tổ tiên, cha mẹ

Bạn có thể ghi chữ Hán Nôm hoặc chữ Việt trên bài vị tùy theo yêu cầu cũng như mong muốn của gia đình. Hiện nay, người ta sử dụng chữ Việt nhiều hơn.

Trên bài vị cần chú ý KHÔNG ghi vai vế thờ cúng của những người được thờ cúng trong nhà, dòng họ.

Ví dụ: Anh A là người chủ cúng thì và thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ. Trên bài vị cũng được lưu giữ 4 đời, nhưng khi a. A mất, con a. A là B thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất (A), B còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố). Vì vậy ta không nên ghi vai vế vào trong bài vị mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng sẽ tự biết vai vế của những bài vị đó.

4. Cách bài trí bài vị đúng nhất trên bàn thờ

  1. Nếu gia đình chỉ thờ cúng tổ tiên, bài vị sẽ được đặt ra chính giữa.
  2. Nếu thờ cúng nhiều người theo thế hệ thì cách sắp xếp ảnh trên ban thờ gia tiên sẽ theo quy luật nam tả (phải) – nữ hữu (trái). Tương ứng nhìn từ ngoài vào ban thờ thì nam phải, nữ bên trái. Đây là cách sắp xếp ban thờ gia tiên theo tập tục từ xưa đến nay, không hề có sự thay đổi.

Có thể thay bài vị thành di ảnh thờ hoặc tượng chân dung.

5. Đơn vị cung cấp bài vị bằng gỗ đẹp, uy tín

Đồ Thờ Lăng Vân là đơn vị chuyên đồ thờ bằng gỗ chất lượng. Chúng tôi có xưởng sản xuất lớn với đội ngũ nghệ nhân giỏi tại làng nghề Ý Yên, Nam Định. Đồ Thờ Lăng Vân đem đến cho thị trường những mẫu bài vị bằng gỗ đẹp, giá tốt nhất.

Hãy nhấc máy lên gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Đặt hàng để nhận bản thiết kế tư vấn đo đạc miễn phí.

Nghệ Nhân Nguyễn Viết Lăng

ĐỒ THỜ Lăng Vân

Tham khảo thêm đồ thờ cúng tâm linh tại đây

ĐỒ THỜ Lăng Vân
Địa chỉ: Xóm Mới, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 094.5583.444 – 0963.072.150
E-mail: dotholangvang@gmail.com

Thiết kế website bởi DT-WEB
Liên hệ tư vấn miễn phí




    Gửi liên hệ tới chúng tôi