• Đỗ Linh Chi0989250xxxxxx, tháp B, chung cư Thăng Long Number One, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hanoi
  • Trần Ngọc Kỳ0827389xxxKhóm 3-Thị Trấn Tầm Vu-Châu Thành-Long An
  • Nguyễn thị bướng0397903xxxThôn triều tiên.xã bảo khê.tp hưng yên.tỉnh hưng yên
  • Thành Nguyễn0909254xxx xxx, Tầng 30 Block A Tòa nhà SunQuare, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hà Hoàng Khánh0947080xxxLô 15 căn số 04 KCC Thu Nhập Thấp, phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
  • Chị Hồng0987719xxx1b trần bội cơ, iakring, Pleiku
  • Xuân hùng0985935xxxĐ.lý phân bón xuân hùng, an lộc, T.x bình long bình
  • Nguyễn Linh0934822xxxThành phố Đồng Nai
  • Đỗ Linh Chi0989250xxxxxx, tháp B, chung cư Thăng Long Number One, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hanoi
  • Trần Ngọc Kỳ0827389xxxKhóm 3-Thị Trấn Tầm Vu-Châu Thành-Long An
  • Nguyễn thị bướng0397903xxxThôn triều tiên.xã bảo khê.tp hưng yên.tỉnh hưng yên
  • Thành Nguyễn0909254xxx xxx, Tầng 30 Block A Tòa nhà SunQuare, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hà Hoàng Khánh0947080xxxLô 15 căn số 04 KCC Thu Nhập Thấp, phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
  • Chị Hồng0987719xxx1b trần bội cơ, iakring, Pleiku
  • Xuân hùng0985935xxxĐ.lý phân bón xuân hùng, an lộc, T.x bình long bình
  • Nguyễn Linh0934822xxxThành phố Đồng Nai

Tổng hợp những mẫu bài vị gỗ thờ cúng tổ tiên đẹp tinh xảo

Trong văn hóa thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam không chỉ thể hiện thông qua những hành động, cùng với đó những vật phẩm và món đồ tâm linh cũng được quan tâm rất nhiều. Trong đó, mẫu bài vị bằng giấy, gỗ  là đồ vật không thể thiếu dùng để khắc tên những người đã khuất trên bàn thờ như di ảnh. Vậy mẫu bài vị thờ gia tiên là gì? Có những mẫu bài vị thờ cúng nào đẹp? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Bài vị là gì?

Bài vị chỉ đơn giản là một tấm bảng hoặc tấm theo làm bằng giấy hoặc gỗ dùng để ghi thông tin người mấy, chức tước và ghi ngày tháng năm sinh, năm mất ở hai bên và đặt lên bàn thờ gia đình. Với việc lựa chọn được mẫu bài vị thờ cúng đẹp, hợp lễ nghi sẽ thể hiện được lòng thành kính của người sống đối với người đã mất. Đây được xem là vật phẩm mang ý nghĩa tâm linh ảnh hưởng đến chính tài vận của mỗi gia đình hiện nay.

Người Việt ta luôn quan niệm con cháu đời sau nếu mong muốn sung túc, no ấm thì bàn thờ gia tiên trong nhà phải luôn gọn gàng, sạch sẽ, được sắm sửa đầy đủ. Vừa thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên đã mất vừa hy vọng được các cụ phù hộ độ trì.

Ý nghĩa của mẫu bài vị  trong việc thờ cúng

Bài vị không chỉ sử dụng để khắc thông tin của người đã khuất trong gia đình lên như một di ảnh. Bên cạnh đó đây được xem là vật phẩm tâm linh của người Á Đông, cũng như quy định của từng vùng.

Đặc biệt, trên bài vị được quy định rõ ràng về số chữ phải chia hết cho 4 hoặc còn dư 3, theo đúng cách đếm phong thủy là Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Đồng thời, bài vị của gia tiên sẽ được lưu trữ đến 5 đời tính từ người chủ cúng hiện tại. Sau đó có thể đem bài vị đi hóa hoặc thiên di vào các nhà họ.

Tuy nhiên, mục đích và ý nghĩa của bài vị vẫn thể hiện lòng biết ơn, kính trọng và tưởng nhớ đến người đã khuất. Đồng thời, đây là vật phẩm để các thế hệ sau luôn nhớ đến và phải biết ơn đến cội nguồn của mình.Trong văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt nói riêng, bàn thờ gia tiên chính là nơi linh thiêng nhất, thần thánh nhất của một ngôi nhà.

Với ý nghĩa đó, chiếc bài vị trong phòng thờ cúng linh thiêng không kém. Vật này được hiểu như là đại diện cho linh hồn của người thân đã mất. Vừa mang ý nghĩa tâm linh lại vừa có giá trị cao quý. Thể hiện sự kính trọng cùng tưởng nhớ, tưởng niệm của bậc con cháu sau này đối với ông bà, tổ tiên khi trước.

Phân loại bài vị theo chất liệu

Bài vị được làm từ nhiều chất liệu khác nhau với những nét hoa văn, họa tiết điêu khắc riêng biệt. Hiện nay, sẽ có 3 loại bài vị được sử dụng phổ biến nhất là bài vị bằng gỗ, bài vị đồng và bài vị bằng đá.

Đối với bài vị bằng đá thường được làm bằng đá cẩm thạch hoặc đá hoa cương. Chất liệu này có độ bền rất cao, đồng thời hoa văn họa tiết được chạm trổ tinh tế bằng tay hoặc dùng laser tạo được vẻ đẹp uy nghi, trang nghiêm khi đặt lên bàn thờ.

Với loại bài vị đồng thường được chạm trổ hoặc đúc thành những họa tiết vân mây ấn tượng, kết hợp gam màu vàng đồng tinh tế tạo nên vẻ đẹp sang trọng, quyền quý cho sản phẩm. Đặc biệt, bài vị đồng có độ bền cũng khá cao, nhưng đòi hỏi mọi người phải lau chùi thường xuyên để giúp sản phẩm luôn bền đẹp.

Còn với bài vị gỗ là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Người ta có thể laser hoặc khắc trên gỗ để tạo ra những mẫu bài vị đẹp, ấn tượng. Bên cạnh đó, họ có thể khảm thêm trai vào để tạo được sự sang trọng và sắc nét hơn. Ngoài ra, trên mẫu bài vị gỗ thường được trang trí với họa tiết hoa lá.  Hoa sen, rồng phượng uốn lượn để vừa tạo được sự trang trọng nhưng không kém phần uy nghiêm.

Phân loại bài vị theo mục đích

Ngoài việc phân loại bài vị theo chất liệu, tùy thuộc vào mục đích sử dụng để thờ cúng sẽ lựa chọn được mẫu sản phẩm phù hợp nhất.

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Cửu Huyền Thất Tổ mang ý nghĩa là thờ 9 đời và 7 tổ, hay nói cách khác là việc thờ phụng tổ tiên. Vậy nên, đối với bài vị Cửu Huyền Thất Tổ sử dụng với mục đích thờ cúng ông bà tổ tiên, tỏ lòng thành kính đến các bậc tiền nhân đã sinh dưỡng, dạy dỗ để có được thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Hay nói cách khác là tỏ lòng “uống nước nhớ nguồn”.

Đối với bài vị Cửu Huyền Thất Tổ thì ở phần giữa thường ghi chữ 九玄七祖 khi dịch ra có nghĩa là Cửu Huyền Thất Tổ. Hai bên là đôi liễn để thể hiện lòng kính bái đức độ, tôn trọng công xây dựng của tổ nghiệp cao sâu.

Tuy nhiên, trên thực tế thì không có nhiều gia đình đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ, vì ý nghĩa của Cửu Huyền là thờ 9 đời trong đó có thể hệ của phụ thân và con cháu. Vậy nên, tùy thuộc vào mục đích của từng gia đình để quyết định có nên lập bài vị này hay không.

Bài vị Ông Táo

Thờ cúng Ông Táo được xem là phong tục tập quán của người Việt. Đặc biệt, trên bàn thờ của ông táo được lập khá đơn giản. Trong đó tấm bài vị Ông Táo là không thể thiếu. Trên mẫu bài vị này thường sẽ ghi danh hiệu “Định Phúc Táo Quân”. Xung quanh có thể thiết kế thêm họa tiết, linh vật, chữ viết được chế tác công phu, tỉ mỉ. Từng nét và đặc biệt được mạ vàng 24K trên nền đỏ nhung rất đặc biệt.

Bài vị Thần Tài

Cũng tương tự như bài vị Ông Táo. Đối với bài vị Thần Tài cũng được được ghi danh hiệu của vị thần này mà gia chủ thờ. Tuy nhiên, riêng bài vị Thần Tài sẽ có 5 dòng chữ được khắc lên trên được nhiều như sau:

  • Hàng 1: Vật Huê Thiên Bửu Nhật – nghĩa là Cành Vàng Lá Ngọc.
  • Hàng 2: Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần – nghĩa là Chư Vị Long Thần của ngũ phương, ngũ hành.
  • Hàng 3: Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần – nghĩa là Chư Vị chủ đất, Tài Thần đời trước, đời sau.
  • Hàng 4: Nhân Kiệt Địa Linh Thời – nghĩa là Cây Bạc Nở Hoa.
  • Hàng 5: Tiên Cô Tiên Hữu Chi Thần Vị – nghĩa là các vị Tổ Cô, các Vị bằng hữu phẩm thần vị.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu bài vị đẹp thờ cúng gia tiên được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau, từ hoa văn, họa tiết đều có nét riêng biệt. Thông thường sẽ có những loại bài vị phổ biến như: mẫu bài vị giấy, bài vị gỗ, bài vị đồng và bài vị bằng đá.

Bài vị gỗ được lựa chọn nhiều hơn hết với các họa tiết khắc tay hoặc laser trên gỗ ấn tượng. Ngoài ra với đặc tính phong thủy nên bài vị bằng gỗ mít luôn là lựa chọn ưa thích của quý vị khách hàng. Tại Gỗ Vượng chúng tôi sản xuất bài vị gỗ bằng tay vô cùng tinh xảo, người nghệ nhân đều được cấp bằng khen, chứng nhận là nghệ nhân cấp quốc gia được nhà nước chứng nhận.

Tổng hợp những mẫu bài vị đẹp tinh xảo

Chính vì ý nghĩa và sự quan trọng về mặt tâm linh nên việc lựa chọn mẫu bài vị cầu siêu, thờ cúng vô cùng quan trọng. Sau đây là một số mẫu bài vị đẹp mà chúng tôi muốn gợi ý đến cho bạn:

Đây được xem là mẫu bài vị thờ cúng bằng gỗ được sơn son thếp vàng độc đáo. Giúp mang đến cảm giác sang trọng, quý tộc và uy nghi. Đặc biệt, phía trên và dưới bài vị được chạm trổ họa tiết đầu rồng tinh tế, độc đáo. Hai bên được thiết kế với những họa tiết vân mây cách điệu. Hơi mang xu hướng hoài cổ thể hiện sự kính trọng và tượng nhớ đến người đã khuất. Mẫu bài vị này phù hợp với nhiều thiết kế bàn thờ truyền thống. Những mẫu bài vị này hoàn toàn được làm từ gỗ tự nhiên. Với vẻ đẹp của vân gỗ thanh cao và mộc mặc. Đặc biệt, xung quanh được chạm trổ họa tiết hoa sen cùng cách chi tiết. Uốn lượn cách điệu vừa đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng.

Nguyên tắc khi viết bài vị thờ cúng tổ tiên

Theo cách đếm tuần tự 4 chữ Quỷ – Khốc – Linh – Thính thì

  • Nếu người được thờ là trưởng nam thì phải vào chữ Linh (dư 3)
  • Nếu người được thờ là nữ thứ thì phải vào chữ Thính (chia hết) là được.

Bài vị thờ cúng tổ tiên được viết như thế nào?

Từ xa xưa cách chữ viết lên bài vị thờ liên quan đến việc an ngự của người đã mất. Được viết viết bằng chữ Hán Nôm. Có nội dung rõ ràng và viết theo chiều dọc từ trên xuống, sau đó từ phải qua trái. Nội dung trên bài vị thờ cúng tổ tiên được viết theo quy tắc sau như sau:

Bài vị dành cho cụ ông

  1. Đầu tiên ở giữa ghi vai vế quan hệ giữa người chủ cúng với người đã khuất.
  2. Tước vị = học vị, chức vụ, tước vị được phong (nếu có).
  3. Tên húy, tên tự
  4. Tên hiệu.
  5. Tên thụy (nếu có)
  6. Cuối cùng ghi 3 chữ “Chi Linh Vị” có khi ghi là “Thần Chủ”, “ Thần Vị”, “Bài Vị”  “ Linh Vị”, “ Tọa Vị”.
  7. Góc phía trên bên trái bài vị viết ngày tháng năm sinh (nếu còn nhớ)
  8. Góc phía dưới bên trái ghi ngày tháng năm mất

Cách viết nội dung theo đời bài vị để trong nhà thờ họ:

  • Đệ nhất đại tổ ( hoặc thủy tổ 始祖 (Thủy tổ)
  • Đệ nhị đại tổ
  • Đệ tam đại tổ
  • …..

Cách viết vai vế bài vị tổ chi trong nhà thờ chi tộc

  •  thì thêm “Can” thì viết theo đời thứ tự :
  • Đệ nhất đại tổ Giáp chi
  • Đệ nhất đại tổ Ất chi
  • Đệ nhất đại tổ Bính chi
  • ….

Cách viết bài vị để thờ gia tiên nội dung theo quan hệ gia đình:

  • Cha của ta là 顯考 (hiển khảo). Ghi chú: không đề 父親 (phụ thân). Phụ thân là cách gọi khi người còn sống
  • Cha của hiển khảo ( ông nội) là 祖考 (tổ khảo) hoặc  祖父 (tổ phụ) hoặc
  • Cha của tổ khảo ( cụ nội) là  曾祖考 (tằng tổ khảo)
  • Cha của tăng tổ là ( kỵ nội)  高祖考 (cao tổ khảo)
  • Cha của cao tổ là ( ông tổ) 天祖 考(thiên tổ khảo)
  • ….
  • Người khai sinh ra dòng họ hay nghề nghiệp là 始祖 (Thủy tổ)

Lưu ý: có cả những trường hợp “Đặc Biệt” thì bài vị các cụ bà không ghi tên ông. Hoặc bài vị để chung cả cụ ông và cụ bà.

Bài vị thờ được lưu giữ 5 đời theo tục (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng. Đến đời thứ 6 được đem hóa (đốt), chôn hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.

Viết bài vị gia tiên bằng chữ Hán Nôm hay chữ Quốc ngữ

Xưa kia thời đó các cụ chỉ học chữ hán nôm nên viết chữ lên bài vị cũng dùng chữ hán nôm. Nhưng ngày nay mọi người đều dùng chữ quốc ngữ nhưng đại đa số người lập bài vị hiện nay vẫn` dùng chữ Hán Nôm. Có nhiều lý giải, người thì bảo chữ hán nôm mới tôn trọng người mất. Có người cũng nói là thói quen và cũng là phong tục bắt buôc. Cũng như chữ Hoành phi câu đối vậy. Ngoài ra cũng có nơi cho rằng vì đã nhờ cậy nên viết thế nào cũng được. Chữ Hán Nôm hay chữ Việt không quan trọng mà quan trọng là ở tấm lòng. Từ đó mà hết đời này sang đời khác, hết người này đến người khác đều được viết bài vị gia tiên bằng chữ Hán Nôm.

Trong thực tế hiện nay, khi gia đình có người thân mới mất. Hầu hết các gia đình đều nhờ đến các sư hoặc các thầy cúng làm bài vị gia tiên. Và do đó các bài vị gia tiên cũng được viết bằng chữ Hán Nôm. Dù cả người sống và người đã mất đều không biết một tí ti nào về những chữ Hán Nôm ghi trên bài vị này.

Viết bài vị thờ gia tiên có nên ghi vai vế của người được thờ không?

Việc ghi vai vế của người mất làm cho bài vị gia tiên phải làm mới liên tục khi có một đời khác thay thế làm người chủ cúng.

Ví dụ A là người chủ cúng thì A thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời. Nhưng khi A mất, con A là B thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất (A), B còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố).

Và cho rằng, không nên ghi vai vế vào trong bài vị gia tiên mới có thể lưu giữ được 4 đời. Người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó. Để hiểu hơn, quý khách vui lòng xem thêm bài

Trên đây là những thông tin https://govuong.vn/ giúp mọi người hiểu rõ hơn về những mẫu bài vị giấy, gỗ,.. mang ý nghĩa tâm linh hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp mọi người dễ dàng lựa chọn được loại phù hợp để đặt trên bàn thờ gia tiên của mình

Hãy nhấc máy lên gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Đặt hàng để nhận bản thiết kế tư vấn đo đạc miễn phí.

Nghệ Nhân Nguyễn Viết Lăng

ĐỒ THỜ Lăng Vân

Tham khảo thêm đồ thờ cúng tâm linh tại đây

ĐỒ THỜ Lăng Vân
Địa chỉ: Xóm Mới, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 094.5583.444 – 0963.072.150
E-mail: dotholangvang@gmail.com

Thiết kế website bởi DT-WEB
Liên hệ tư vấn miễn phí




    Gửi liên hệ tới chúng tôi